Trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

top the craziest thing i ever done until 23

1. không hút thuốc, nhưng lần đầu hút thì hút nguyên một gói, ngồi trên vỉa hè uống 1 ly Mai Thai, trèo lên taxi đi một vòng thành phố rồi về nhà ngủ

2. ask a stranger "do you wanna sleep with me tonight ?" without words, he kiss me and lead me to hotel, but we don't have sex, because i said that Im still a virgin, and i scared. Tôi sợ đến mức nằm ngay đơ như cây cơ và cuối cùng tôi trở về nhà, nguyên vẹn

3, ngày làm 13h, 8h buổi sáng,5h buổi khuya, rất là điên cuồng

4 chạy xe máy một mình từ DL tới NT rồi về, gần 400km, 1st tại vì cảm thấy cần phải đi đâu đó khác chỗ này một lát,2nd tại vì thèm thấy biển, 3rd tại thích vậy đó, rồi thì sao, làm gì nhau

5 Nhịn đói 1 tuần trong phòng kín, không nói chuyện, k tiếp xúc, chẳng thể nhớ được mình đã trải qua những ngày ấy như thế nào nữa

6 lên chùa đi tu, không phải vì thất tình, sư cô nhập thất rồi không ai giải quyết, nên đi về

7



kệ, Nietzsche nói hãy sống một cuộc đời nguy hiểm

crazy

X hiểu thế nào mà hồi trước mình lại rung động trước thằng đó nữa, giờ nhìn lại vẫn không hiểu tại sao, thế giới trở nên quá phẳng với internet và nhiều người hồi xưa dự tính không bao giờ gặp lại nữa chỉ cách nhau có vại cái click chuột, gần tới không ngờ, và giờ đây ta có thể biết được người đó già đi bao nhiêu đang làm gì đang yêu ai lương bn tháng

X thể hiểu nổi tại sao đêm đó mình lại có một quyết định có thể khiến sau này hối hận, nhưng lúc đó chỉ nghĩ nó nguy hiểm như một lần thử hút thuốc, uống rượu, chẳng hại gì, đến giờ, cũng chưa thực sự hối hận, có chăng sẽ là lúc số phận đưa đẩy mà không thể tránh né được nữa, sẽ giả bộ như chưa từng biết hay chạy lại đập tay kêu buddy dạo này khỏe không

Hôn một người mà biết rõ mình không thích thật tệ, tệ hơn là họ có người yêu rồi, tệ hơn nữa là lúc đó mình đang chán chẳng biết phải làm gì với cuộc đời mình, I was down and try to make it up, không phải tình một đêm vì có tình cảm gì đâu, chỉ là đi tìm cảm giác lạ trong cái mớ xám xịt chán chường mình đang ôm lấy, dễ dàng hơn nhiều vì một người lạ họ có biết mình là ai đâu.I just try to understand myself

Anyway, cứ đổ lỗi cho hoormon testosterol

trade FX

Về trade đó người ta gọi là "carry trade". Cái em nói là "carry trade" trong kinh doanh ngoại tệ. Trên thế giới, hoạt động "carry trade" với cặp ngoại tệ USD/JPY là phổ biến nhất trong thập niên qua vì đồng USD duy trì lãi suất cao, trong khi đồng JPY duy trì lãi suất thấp, thậm chí âm. 
Đối với bài thảo luận mà em đọc được, chỉ là một khía cạnh nhỏ và một bài toán giản đơn. Vấn đề giá luôn quyết định bởi vấn đề cung-cầu, các chính sách ảnh hưởng (em học tốt kinh tế vĩ mô - macro economic em sẽ thấy).

1. Trước tiên, anh giải thích cho em một số vấn đề:

Việc mua/bán nắm giữ trạng thái, mua/bán liên tục dựa trên các dự đoán có thể gọi chung là trading. người thực hiện người ta gọi là trader. Điều này để nó phân biệt với việc mua với mục đích trung gian (em đứng giữa người mua và người bán, broker - đã có sẵn người mua và người bán, kiểu như công ty chứng khoán đặt lệnh bán/mua chứng khoán cho khách hàng ý). Còn em trading thì em chưa có sẵn người mua trước mà em mua với kỳ vọng, dự đoán thị trường sau đó thì bán đi.Hoặc là em bán đi, và kỳ vọng thị trường xuống để mua lại (Chính là bán khống). Em cứ gọi là trading đi,  chứ đầu tư thường nói đến dài hạn, còn đầu cơ thường mang tính ngắn hạn. Trong FX hoặc chứng khoán đều có thể gọi là trader.
Về Forex thì đơn giản thôi.
Trước tiên cần phân biệt ngày giao dịch (deal date/transaction date) và ngày giá trị (Value date). 
Ngày giao dịch: là ngày hai bên thực hiện giao dịch với nhau (ngày này các bên confirm với nhau, tức ngày hai bên ký hợp đồng, Ký xong có thể giao hàng luôn hoặc giao hàng hôm khác cũng được).
Ngày giá trị: là ngày hai bên thực hiện nghĩa vụ cho nhau.
Ví dụ: hôm nay 16/8/2011 anh bán cho em 1 triệu USD trả bằng VND, tỷ giá 20500 đồng chẳng hạn, value date là ngày 17/8/2011. Thì ngày 16/8/2011 anh và em chỉ mới xác nhận quan hệ là mua/bán chứ anh chưa đưa 1 triệu USD cho em, và em cũng chưa đưa số tiền VND tương ứng (20,5 tỷ cho anh). Khi này chỉ theo dõi ngoại bảng, nó ko hiện số liệu nội bảng.  Đến ngày giá trị, 17/8/2011 em mới nhận về 1 triệu USD và anh nhận về 20,5 tỷ đồng. Ở Việt nam thường thì giao ngay trong ngày, trừ khi cuối giờ hoặc là có thỏa thuận nào khác.
Tỷ giá mua (Bid): tỷ giá nhà cái mua của khách hàng
Tỷ giá bán (Offer/Ask): tỷ giá nhà cái bán cho khách hàng
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng: tỷ giá NHNN quote ra làm tham chiếu cho các ngân hàng. Ngoài ra còn tỷ giá hạch toán, tỷ giá chéo,......nhiều cái phải nói đến. Nếu cần thì anh sẽ cung cấp cho em các kiến thức cơ bản sau.
Khi một tổ chức quote (chào) giá USD/VND là 21.300/21.500 điều đó nói lên là tổ chức đó sẵn sàng mua USD với giá 21.300 đồng cho 1 USD và sẵn sàng bán ra USD với giá 21.500 đồng 1 USD. Vậy, khi bên nào chào giá thì đồng nghĩa là bên đó sẵn sàng mua với giá họ chào và bán với giá họ chào. Còn bên hỏi giá thì sẽ mua với giá bán của bên chào và bán với giá mua của bên chào.
1.1. Spot: mua/bán ngoại tệ giao ngay. Giao ngay ở đây được hiểu là giao trong vòng 2 ngày làm việc (ví dụ: giao luôn trong ngày giao dịch- value date = today, sau ngày giao dịch 1 ngày làm việc - value date = tom = tomorrow, sau ngày giao dịch 2 ngày làm việc= spot).
1.2. FW (kỳ hạn): mua/bán ngoại tệ kỳ hạn. Hai bên thỏa thuận mua bán một lượng ngoại tệ với tỷ giá nhất định vào một ngày nhất định trong tương lai. Lưu ý, FW thì nó không có tính quy chuẩn, mà hai bên tự thỏa thuận với nhau, kiểu như mua bán OTC ấy. 2 bên đều phải có nghĩa vụ thực hiện với nhau tại ngày như thỏa thuận.
1.3. SWAP: mua bán đồng thời 1 số  lượng ngoại tệ với tỷ giá khác nhau và thời điểm mua bán khác nhau. = 1 spot buy/sell + 1 FW sell/buy
Chú ý: nếu Spot là buy thì FW sẽ là sell và ngược lại.
1.4. Option: quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán 1 lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá nhất định trong tương lai (có thể là 1 thời điểm hoặc 1 thời kỳ, tùy theo quyền chọn kiểu Âu hay kiểu Mỹ). Ví dụ: 16/8/2011, Ngân hàng A bán quyền chọn mua 1 triệu USD cho B, tỷ giá 21.000 USD/VND, kỳ hạn 3 tháng, quyền chọn kiểu Âu ( tức là 16/11/2011 thì B mới được phép thực hiện). Tại ngày 16/11/2011, B có thể thực hiện mua hoặc ko mua 1 triệu USD từ A (chú ý đây là quyền, chứ ko phải nghĩa vụ), trong mọi trường hợp A đều phải thực hiện nếu B yêu cầu. B sẽ thực hiện mua từ A khi tỷ giá thị trường lớn hơn 21.000, còn nếu tỷ giá nhỏ hơn thì B ko thực hiện vì khi đó B mua trên thị trường sẽ có giá rẻ hơn. Để có quyền này thì B phải trả cho A một khoản phí, gọi là phí quyền chọn. Chú ý, nó khác hẳn so với FW là hai bên phải thực hiện nghĩa vụ, ko bên nào được quyền ko thực hiện.
1.5. Future (Hợp đồng tương lai): các bên cũng cam kết mua/bán 1 lượng ngoại tệ với 1 tỷ giá nhất định tại một thời điểm trong tương lai. Hợp đồng tương lai khác với kỳ hạn ở chỗ: Hợp đồng tương lai nó mang tính quy chuẩn, được niêm yết. Còn hợp đồng kỳ hạn thì ko. Kiểu như em so sánh giao dịch giữa chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết.

2. Chú ý arbitrager và speculator:  thằng arbit sẽ đi vay tiền mở acc rồi invest sau đó ăn chênh lệch còn speculator thường dùng $ của mình buy low, sell high đem đầu tư hoặc bán khống sau đó mua lại.

Trong arbitrage có 2 loại là CIA và UIA (covered interest arbitrage - em koh biết Vnese gọi sao ạ), nó chỉ khác nhau cái bước cuối cùng sau khi convert sang loại currency mà mình mún trade thì CIA sẽ dùng forward rate và UIA là spot rate.
2.1. Hoạt động Arbitragehình thức mua bán hưởng chênh lệch – đồng thời tiến hành mua và bán dựa trên sự chênh lệch giá cả hoặc lãi suất...., thu về lợi nhuận với rủi ro thấp nhất, bằng cách mua rẻ ở một nơi và bán với giá cao ở nơi khác hoặc lợi dụng sự chênh lệch khi quy đổi tỷ giá ra cùng 1 đồng tiền ở cùng 1 nơi. Vấn đề này em nên lên mạng search cho rõ hoặc đọc cuốn Tài chính Quốc tế của trường KTQD cũng có.

Ví dụ 1: Do sự khác biệt giữa tỷ giá của 2 hoặc nhiều thị trường
Như: tại Việt Nam: bid/ask EUR/USD là 1.4564/1.4569 chẳng hạn. Trong khi đó, tại Mỹ bid/ask EUR/VND là 1.4560/1.4562 chẳng hạn. Thì khi này, một người tại thị trường Mỹ sẽ mua EUR với giá 1.4562 (mua với tỷ giá bán) và bán trên thị trường Việt Nam với tỷ giá 1.4564 (bán với tỷ giá mua tại thị trường Việt Nam) (Ở đây anh giả sử ko có các loại thuế, phí). Vì thế mỗi EUR anh ta được lợi nhuận = 1.4564-1.4562=0.0002 USD.
Đây là trường hợp đơn giản: nhiều khi nó phải đi vòng vo qua nhiều đồng tiền khác nhau nhưng cuối cùng phải quy về đồng tiền ban đầu để so sánh lãi/lỗ. Nếu có lợi nhuận họ sẽ giao dịch: ví dụ mua EUR bằng JPY, bán JPY lấy USD, bán USD lấy EUR. Như vậy ta tính được lãi/lỗ của nhà đầu tư này bằng EUR. Nếu có lãi anh ta sẽ thực hiện.

Ví dụ 2: Do sự quy đổi có sự khác biệt tại cùng 1 thị trường
Tại thị trường Việt Nam, bank quote tỷ giá EUR/VND là 28.900/29.100; tỷ giá USD/VND là 21.300/21.500, đồng thời EUR/USD là 1.3665/1.3669 chẳng hạn. Khi đó, nhà đầu tư có thể làm như sau: Bán 1 triệu EUR lấy 1,3665 triệu USD, bán 1,3665 triệu USD lấy 29,1065 tỷ đồng, dùng 29,1065 tỷ đồng mua EUR được 1,00022 triệu EUR. Rõ ràng anh ta được lãi = 1,00022-1 = 0,00022 triệu EUR.
Trong các ví dụ trên, em thấy số rất nhỏ nhưng khi giao dịch, FX giao dịch rất lớn và vì vậy chỉ cần 1 sự chênh lệch nhỏ là liền tạo ra cơ hội arbitrage. Thực tế, giao dịch FX trên thế giới rất lớn, giao dịch 24/24, đòn bẩy cũng rất lớn.

Vậy tổng kết, hoạt động arbitrage là việc kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch giá/lỗ hỏng của thị trường. Đơn giản như là em mua giá xăng ở Campu chia (quy đổi theo VND) là 19.000 đồng/lít, sau đó em bán sang Việt Nam với giá 21.200 đồng/lít. Đó cũng là 1 hình thức arbitrage.
Thường hoạt động arbitrage khó tìm trên FX vì khi xuất hiện hiện tượng đó, người ta sẽ tiến hành đổ xô vào cho tới khi giá cân bằng thì thôi. Ngòai ra, ở trên còn chưa kể tới các loại phí, các loại thuế, các chính sách quy định....

Về forex có rất nhiều trang, nếu cần anh cung cấp sau nhưng  em có thể tham khảo thêm trang này:
http://www.maxi-forex.com/hoc-forex/forex-can-ban/forex-la-gi/
Em chú ý, hoạt động Arbitrage diễn ra đối với tất cả các loại chứ không chỉ có tỷ giá, lãi suất đâu nhé.

Đối với CIA và UIA em hỏi thì như thế này:

Covered Interest Rate Arbitrage (Kinh doanh chênh lệnh lãi suất có phòng ngừa)

Là một phương pháp kinh doanh chênh lệnh giá trong đó bao gồm việc mượn một đồng tiền A, mua hoặc bán lấy đồng tiền B, đầu tư đồng tiền B vào những khoản vay và sau đó khi tới hạn sẽ thực hiện một hợp đồng forward trả lại đồng tiền A với một lãi suất thấp hơn đồng B do đó có được lợi nhuận. Việc này được thực hiện dựa trên lý thuyết về ngang giá lãi suất với nội dung rằng lợi nhuận có từ việc kinh doanh chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước sẽ bằng với lãi suất trong nước khi đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro cao hơn. Khi khác biệt lãi suất của hai đồng tiền bằng không thì sẽ không có dòng tiền đầu cơ chênh lệch từ thị trường này sang thị trường khác. (Nguồn: http://www.acbtreasury.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=226&Itemid=37 )

Ví dụ: anh mượn 1 triệu USD lãi suất 0,25%/năm thời gian 1 tháng, sau đó bán 1 triệu USD này lấy 20,5 tỷ VND (tỷ giá USD/VND là 20.500); Dùng 20,5 tỷ VND này cho vay với lãi suất 21%/năm trong 1 tháng; đồng thời anh mua kỳ hạn 1,012561 triệu USD trong 1 tháng USD/VND với tỷ giá 20.600. Như vậy:
Số tiền USD anh phải trả sau 1 tháng: = 1 triệu USD + 1 triệu USD*0.25%*30/360 = 1.000.208 USD.
Số tiền VND anh thu về sau 1 tháng = 20,5 tỷ + 20,5 tỷ*21%*30/360=20.858.750.000 VND
Số tiền này anh mua được số USD là: 20.858.750/20.600 = 1.012.561 USD
Tiền lãi của anh trong 1 tháng đó là = 1.012.561-1.000.208 = 12.353 USD

Trường hợp này anh ko mất j cả. Trong Tài chính trường hợp này được gọi cái này là carry trade. Thực tế có nhiều hình thức, và đây là một hình thức carry trade.

Vậy tại sao cái trên người ta gọi là có phòng ngừa rủi ro: đơn giản vì nhà đầu tư đó đề phòng tỷ giá có thể thay đổi (ví dụ nó lên tới trên 20.600 chẳng hạn) bằng cách mua kỳ hạn bằng đúng số USD phải thanh toán, như vậy anh ta ko cần lo lắng cho tỷ giá biến động có thể gây bất lợi và kê cao gối để chắc chắn có món lợi nhuận 12.353 USD rồi, món này cố định, không thay đổi mặc kệ thị trường có như thế nào. Còn nếu anh ta ko mua kỳ hạn USD với tỷ giá 20.600 thì nếu nó lên tới mức 20.854 USD/VND thì nhà đầu tư hòa vốn (giả sử không có chi phí khác). Tỷ giá này xác định bằng cách nào, nó bằng = số tiền VND nhận được cuối kỳ/số USD phải trả cuối kỳ = 20.858.750.000/1.000.208 = 20.854. Vậy khi nào hoạt động này dừng lại, khi tỷ giá kỳ hạn lên 20.854 trở lên. Vì khi đó, nếu thực hiện bị lỗ. Trong trường hợp thị trường tỷ giá nếu còn 20.500 (thấp hơn mức tỷ giá kỳ hạn 20.600) thì anh ta vẫn có lãi như cũ và không thay đổi, nhưng trường hợp này anh ta nếu ko mua kỳ hạn thì số tiền lãi của anh ta sẽ lớn hơn. Vậy rủi ro nằm ở chỗ tỷ giá mua lại sẽ như thế nào. Nhà đầu tư ngại rủi ro thì dùng cách mua kỳ hạn (nếu lúc đầu là bán, còn là bán nếu lúc đầu là mua). Còn nếu nhà đầu tư không ngại rủi ro, họ ko đóng trạng thái luôn, mà sau khi kết thúc hợp đồng mới mua với giá giao ngay tại ngày kêt thúc hợp đồng. Và chúng ta sang phần UIA.

Uncovered Interest Arbitrage ( Kinh doanh chênh lệch không có bảo hiểm/phòng ngừa rủi ro).
Tại sao gọi là không có bảo hiểm rủi ro, đơn giản vì anh này đến lúc đáo hạn hợp đồng mới mua USD để trả, và tỷ giá lúc đó là tỷ giá giao ngay tại thời điểm kết thúc hợp đồng.
Cũng ví dụ trên, ngày 17/8/2011, anh mượn 1 triệu USD lãi suất 0,25%/năm thời gian 1 tháng, sau đó bán 1 triệu USD này lấy 20,5 tỷ VND (tỷ giá USD/VND là 20.500); Dùng 20,5 tỷ VND này cho vay với lãi suất 21%/năm trong 1 tháng. (Anh ta không ký các hợp đồng kỳ hạn, cũng chẳng ký các hợp đồng quyền chọn mua, hợp đồng future, mà đến khi phải thanh toán mới mua theo tỷ giá giao ngay tại ngày mua.)
Số tiền USD phải trả sau 1 tháng là: 1.000.208 USD
Số tiền VND nhận được sau 1 tháng là: 20.858.750.000 VND
Tại ngày 17/9/2011 (tức là sau 1 tháng) anh sẽ mua 1.000.208 USD theo tỷ giá giao ngay ngày 17/9/2011.
Nếu tỷ giá giao ngay USD/VND ngày đến hạn (17/9/2011) là 20.500 (thấp hơn tỷ giá kỳ hạn tại ngày 17/8/2011): thì số tiền lãi là = 20.858.750.000/20.500-1.000.208 = 17.292 USD (lớn hơn so với mức lãi trường hợp CIA ở trên, ở trên là  12.353 USD)
Nếu tỷ giá giao ngay USD/VND ngày đến hạn (17/9/2011) là 20.600 thì tiền lãi đúng bằng trường hợp CIA ở trên, tức bằng 12.353 USD.
Nếu tỷ giá giao ngay USD/VND ngày đến hạn (17/9/2011) là 20.824 đồng thì tiền lãi đúng bằng 0 (tức ko có lãi).
Nếu tỷ giá giao ngay USD/VND ngày đến hạn (17/9/2011) là 21.000 đồng thì anh ta bị lỗ số tiền là 6.934 USD.
Vì vậy cái này mới được gọi là ko có bảo hiểm rủi ro vì nó có thể lỗ, lãi và ko xác định trước.
Em lưu ý, hai cái này nó đan xen nhau, ví dụ, anh thực hiẹn UIA, nhưng sau khoảng 2 tuần (tức là 30/8/2011) anh thấy có rủi ro, lúc đó anh mua kỳ hạn 16 ngày USD để đóng trạng thái rủi ro. Và việc phân ra này ko có nghĩa là mình dùng chỉ 1 hình thức, có cả trường hợp dùng mix do mình chuyển từ CIA sang UIA khi thấy rủi ro

Trên thế giới, phổ biến nhất là Carry trade USD/JPY do nền kinh tế Nhật trong thập kỷ qua lãi suất luôn ở mức thấp, thậm chí giảm phát trong khi đó đồng USD thì lãi suất biến động và có thời điểm lên đến 7-8%/năm. Em tham khảo thêm ở đây: 
http://www.viet-trader.com/kien-thuc-co-ban/carry-trade-la-gi.html
Về Carry trade em search sẽ thấy có nhiều tài liệu.

2.2. Hoạt động đầu cơ/
speculate thì nó khác: nó gần như việc kinh doanh, thực ra nó có j ko tốt đâu, nó dự đoán, tin tưởng là như thế nên nó tiến hành một cách lớn và mạnh mẽ. Nếu trái với dự đoán nó chết như thường. Trong cuộc khủng hoảng 98-99 tại Châu Á người ta có nói đến việc giới đầu cơ tấn công tiền tệ nhưng mà họ giỏi đi vì họ đoán đúng. Đầu cơ cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thôi vì rủi ro cao, có thể ko đủ nguồn lực. Còn đầu cơ chỉ xảy ra khi có điều kiện, có sự tham gia của các nhà đầu tư lớn có nguồn lực lớn. Năm 98-99, tại Hồng Kông, giới đầu cơ chả lỗ lặng vì lúc đó Ngân hàng TW Hồng Kông có lượng ngoại tệ khổng lồ và giữ được tỷ giá đồng Đô la Hồng Kông - HKD,  trong khi giới đầu cơ đồng Bạt Thái Lan-THB lại thắng lớn vì Ngân hàng TW nước này sau đó ko giữ nổi tỷ giá và phải thả nổi. 
Còn bình thường thì lợi nhuận nó ko tương xứng với rủi ro nên hoạt động đầu cơ ko tham gia mấy. Nếu có thì lúc đó người ta cũng gọi là kinh doanh thôi vì nó nhỏ.


3. Trong thời gian năm 2011, các bank đã tận dụng short trạng thái để kiếm lợi nhuận, vì thế, nếu em để ý kỹ thấy các bank lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ bị âm. Vấn đề là có âm thật hay không hay nó đã bị phản ánh chệch đi :) - đáng lẽ nó là lợi nhuận FX nhưng mà nó lại hach toán sang lợi nhuận mảng MM hoặc nằm ở trong thu từ lãi (cái này để hiểu rõ cần hiểu hệ thống hạch toán của các bank được NHNN quy định, từ đó suy ra các cách để làm tăng/giảm, tránh.....lợi nhuận cho một mảng nào đó, hiểu rồi sẽ làm tương đối đơn giản). Ngoài ra, nó cũng lách trần lãi suất qua đó cũng là một cách :). 1 doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ bank, do đó, có thể bù trừ các dịch vụ nếu cái dịch vụ điều chỉnh bị trần/sàn.

Trong năm 2011, lãi suất interbank khoảng 18%/năm, USD khoảng 2%/năm. Rõ ràng có sự chênh lệch đáng kể giữa lãi suất VND và lãi suất USD. Tỷ giá thực tế ngày 18/2/20111 lúc đó khoảng 21.300 USD/VND (tỷ giá bình quân liên ngân hàng 20.678, biên độ 1%, tỷ giá sàn sẽ là 20.471 và trần là 20.885).
 Như vậy, họ có thể làm j:
Giả sử ngân hàng nhà nước cam kết rằng tỷ giá ổn định trong biên độ 2%, như vậy tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND là 20.678, do đó cuối năm tỷ giá ổn định quanh mức 20.267 tới 21.091. Do đó, hiện tại các bank có cơ hội:
- Đi vay 1 triệu USD kỳ hạn 1 năm lãi suất 2%/năm (tiền lãi 1 năm là 20.000 USD), và bán đi  với tỷ giá thực tế là 21.300 thu về  21.300.000.000VND.
- Đem cho vay 21.300.000.000VND với lãi suất 18%/năm, cuối năm thu về 3.834.000.000VND tiền lãi và 21.300.000.000VND tiền gốc. Tổng số tiền cả gốc cả lãi bằng VND thu về là 25.134.000.000 đồng.
- Như vậy cuối năm:
+) Phải trả gốc và lãi USD là: 1.020.000 USD
+) Thu về gốc và lãi VND là: 25.134.000.000 đồng
Do đó, họ sẽ dùng VND để mua USD để trả nợ USD. Tỷ giá USD ở mức hòa vốn là: 
25.134.000.000/1.020.000 = 24.641 USD/VND.
Tức là nếu tỷ giá USD/VND sau 1 năm (tại ngày mua lại sau 1 năm) mà nhỏ hơn 24.641 VND thì họ sẽ có lãi, càng nhỏ thì càng có lãi). Nếu tỷ giá USD/VND mà bằng 24.641 thì họ hòa vốn. Còn nếu tỷ giá mà lớn hơn 24.641 thì họ bị lỗ. Trong khi SBV cam kết tỷ giá biến động không quá 2%/năm thì tỷ giá cao nhất là 21.091 USD/VND, rất thấp, do đó, nếu tỷ giá sau 1 năm mà ở mức 21.091 thì nhà đầu tư sẽ lãi: 
 25.134.000.000 - 1.020.000*21.091 = 3.621.180.000 đồng, lãi quá kinh khủng trong khi không phải bỏ ra đồng vốn nào.
 Như vậy, nếu họ càng short nhiều, giả sử short khoảng 200 triệu USD chẳng hạn thì cũng số tiền lãi tới 724.236.000.000 đồng.
- Vậy cậu hỏi là họ có tiếp tục short nữa không? họ vẫn short nhưng lợi nhuận sẽ càng thấp dần do lãi suất USD sẽ tăng cao lên (vì nhiều người đi vay USD hơn) và lãi suất VND thấp dần đi do người cho vay VND thấp dần xuống.
- Và vấn đề đặt ra, tại sao  lợi nhuận như vậy thì mọi người không đổ xô vào đi làm: đơn giản là việc mua bán ngoại tệ bị quản chặt, không phải ai cũng vay được USD để bán cũng như không phải ai cũng mua (mọi người đều nhìn thấy, vậy bên nào muốn mua chứ), ngoài ra, bán USD rồi liệu có mua lại được không (với dân cư, tổ chức kinh tế), liệu SBV có thực hiện đúng cam kết, rồi có thể cuối năm nó thế nhưng trong năm nó lại biến động mạnh, .....Nói chung, rất nhiều lý do, và chỉ có bank là thực hiện mua bán một cách dễ dàng hơn vì được phép. Điều chú ý là, bank bán USD cho SBV thì dễ nhưng mà mua USD của SBV lại khó :), mức độ chấp nhận rủi ro của các bank khác nhau và vẫn đầy tình huống ngoại dự đoán, nếu rủi ro thiệt hại lớn ai chịu trách nhiệm? lợi nhuận cao đi liền với rủi ro lớn, ..... Vì vậy, không phải ai cũng thích đâu.
Ví dụ anh đưa ra đơn giản là lấy kỳ hạn 1 năm cho dễ tính, thời gian có thể là 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng...nhưng ít khi tới 1 năm lắm. Thường thì khoảng 3 tháng trở xuống thôi. Ngoài ra chú ý nghiệp vụ SWAP ngoại tệ, các bank hay làm cái này hơn. 

Trên đây chính là cơ sở cho việc short hoặc long trạng thái của ngoại tệ, lợi nhuận không phải là tất cả, mặc dù nhìn thấy trước mắt.


Nguyễn Xuân Điệp